TOÀN VĂN: Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thứ năm - 06/06/2024 08:55 126 0
THÔNG TƯ
Quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
TOÀN VĂN: Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; trình tự, thủ tục thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, công nhận thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; trình tự, thủ tục điều chỉnhsố lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự

1. Hồ sơ tuyển chọn gồm: Đơn đề nghị tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này); bản khai sơ yếu lý lịch;chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về việc có đủ sức khoẻ; bằng tốt nghiệp hoặc đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở trở lên hoặc đã học xong chương trình giáo dục tiểu học theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

2. Xây dựng kế hoạch, thông báo công khai kế hoạch tuyển chọn: 

a) Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an cấp xã xây dựng kế hoạch tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch;

Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, thành phần hồ sơ, số lượng Tổ viên cần tuyển chọn, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ; dự kiến thời gian tổ chức họp xét tuyển; các nội dung khác có liên quan.

b) Ngay sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành kế hoạch tuyển chọn, Công an cấp xã niêm yết công khai kế hoạch tuyển chọn tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.

a) Công an cấp xã tổ chức tiếp nhận hồ sơ dự tuyển.Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay khi tiếp nhận và hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

Nội dung quảng cáo
recommended by

BẢO VIỆT AN GIA
Tạm biệt nỗi lo viện phí với Bảo Việt An Gia, chỉ từ 7k/ngày
THAM GIA NGAY

b) Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ, Công an cấp xã lập danh sách công dân dự tuyển, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố trong thời hạn 15 ngày làm việc trước ngày tổ chức họp xét tuyển.

4. Thành lập Hội đồng xét tuyển:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển (Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Thông tư này). Thành phần Hội đồng xét tuyển gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng Công an cấp xã hoặc Phó trưởng Công an cấp xã, các thành viên là đại diện: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp xã, Hội Nông dân Việt Nam cấp xã, công chức cấp xã và đại diện thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thành viên Hội đồng xét tuyển). Số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.

5. Tổ chức họp xét tuyển:

a) Thời gian tổ chức họp xét tuyển được thực hiện sau khi kết thúc thời hạn niêm yết công khai danh sách công dân dự tuyển và do Chủ tịch Hội đồng xét tuyển quyết định về thời gian;

Hội đồng xét tuyển tổ chức họp khi có quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển tham dự và phải có mặt dự họp của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền để điều hành cuộc họp.

b) Nội dung xét tuyển căn cứ trên cơ sở tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hồ sơ tuyển chọn theo quy định tại Thông tư này.

6. Trình tự thực hiện tại cuộc họp:

a) Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp và thông báo: Danh sách, lý lịch của công dân dự tuyển; tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định; danh sách thành viên Hội đồng xét tuyển; hình thức xét tuyển; thư ký cuộc họp và các nội dung khác có liên quan;

b) Trường hợp xét tuyển bằng hình thức giơ tay biểu quyết công khai, thư ký cuộc họp đếm số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp, thư ký cuộc họp và thông báo công khai tại cuộc họp (Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Thông tư này).

Trường hợp xét tuyển bằng hình thức bỏ phiếu kín thì mẫu phiếu có đóng dấu treo của Ủy ban nhân dân cấp xã (Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này). Hội đồng xét tuyển giới thiệu Tổ kiểm phiếu gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Ủy viên, Thư ký Tổ kiểm phiếu. Tổ kiểm phiếu kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc bỏ phiếu và lập Biên bản kết quả xét tuyển có xác nhận của Tổ trưởng, Thư ký Tổ kiểm phiếu và thông báo công khai tại cuộc họp (Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Thông tư này).

7. Kết quả xét tuyển và niêm yết công khai kết quả xét tuyển:

a) Công dân được xét tuyển để đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự phải được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín nhất trí;

Trường hợp công dân tham gia xét tuyển được quá nửa tổng số thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí nhưng nhiều hơn số lượng Tổ viên cần tuyển chọn thì căn cứ số lượng thành viên Hội đồng xét tuyển có mặt dự họp nhất trí đề nghị công nhận Tổ viên để lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng Tổ viên cần tuyển chọn.

Trường hợp kết quả biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng xét tuyển hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng xét tuyển được ủy quyền điều hành cuộc họp quyết định.

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã niêm yết công khai Biên bản kết quả xét tuyển tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố và thông báo kết quả xét tuyển đến địa chỉ của công dân dự tuyển, thông báo thời gian đến nhận nhiệm vụ trong trường hợp được tuyển chọn.

Điều 4. Trình tự, thủ tục thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, công nhận thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập Biên bản kết quả xét tuyển, Công an cấp xã có văn bản kèm theo các tài liệu sau đây báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, quyết định công nhậnTổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: Biên bản kết quả xét tuyển Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; danh sách đề nghị công nhận là Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự (Mẫu số 05 Phụ lục kèm theo Thông tư này); danh sách giới thiệu đề nghị công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự (Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Thông tư này).

2. Tại thôn, tổ dân phố đã bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an cấp xã căn cứ năng lực, trình độ chuyên môn của người đã được bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định công nhận là Tổ trưởng, Tổ phó Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự (Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Thông tư này), quyết định công nhận Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự (Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Thông tư này) và giao Công an cấp xã niêm yết công khai quyết định tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.

Điều 5.Trình tự, thủ tục điều chỉnhsố lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

1. Trường hợp bổ sung thành viên,bổ sung Tổ bảo vệ an ninh, trật tựquy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.

2. Điều chỉnh tăng, giảm số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh tăng, giảm số lượng thành viên, số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự để tổ chức thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp tăngsố lượng thành viên, tăng số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này;

b) Trường hợp giảm số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định giải thể Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định giải thể Tổ bảo vệ an ninh, trật tự(Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Thông tư này) và giao Công an cấp xã niêm yết công khai quyết định tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.

Việc giảm số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo lộ trình và phù hợp với số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh.

3. Cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Công an cấp xã chủ trì tiếp nhận đơn xin thôi tham gia lực lượng và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, Công an cấp xã phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xem xét, có văn bản kèm theo Báo cáo đề nghị cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Thông tư này) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;

b) Đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều 17 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở: Công an cấp xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tập hợp thông tin, tài liệu, có văn bản kèm theo Báo cáo đề nghị cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Thông tư này) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Công an cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết địnhcho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Thông tư này) và giao Công an cấp xã niêm yết công khai quyết định tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.

Điều 6. Huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

1. Huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, bao gồm:

a) Quan điểm chỉ đạo, yêu cầu xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;

b) Khái quát về pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và bảo đảm điều kiện hoạt động củalực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

2. Huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bao gồm:
a) Nắm tình hình về an ninh, trật tự;

b) Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

c) Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

d)Quản lý hành chính về trật tự xã hội;

đ)Vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở;

e) Tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động.

3. Diễn tập: Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phù hợp với nhiệm vụ được giao theo một số tình huống sau đây:

a) Trực tiếp phát hiện vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình trên địa bàn phụ trách;

b) Tham gia cùng Công an cấp xã kiểm tra nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng; nắm thông tin nhân khẩu trên địa bàn phụ trách; nắm thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về quản lý, sử dụng pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Tham gia vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở;

d) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;

đ) Bảo vệ hiện trường, bảo vệ an ninh, trật tự, cấp cứu người bị nạn;

e) Bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã;

g) Giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;

h) Tham gia cùng Công an cấp xã tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông;

i) Một số tình huống khác phục vụ trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

4. Hội thi:

a) Hội thi do địa phương tổ chức: Định kỳ 05 năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, Công an các địa phương tham mưu cho chính quyền địa phương cùng cấp tổ chức hội thi lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (tổ chức tại cấp huyện, cấp tỉnh);

b) Hội thi do Bộ Công an tổ chức: Định kỳ 05 năm, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thi của Bộ Công an về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở toàn quốc.

5. Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng theo nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và phát hành đến Công an các đơn vị, địa phương.

Trường hợp cần cập nhật, bổ sung tài liệu huấn luyện, bồi dưỡng cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, yêu cầu thực tiễn, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan báo cáo lãnh đạo Bộ Công an cho phép tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu đến Công an các đơn vị, địa phương.

6. Căn cứ yêu cầu thực tiễn, Công an các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật,nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo tài liệu do Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc chủ trì biên soạn.

Điều 7. Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, quản lý, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

1. Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được cấp, sử dụng biển hiệu, giấy chứng nhận để thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm quản lý, bảo quản, xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra của Công an cấp xã, cơ quan có thẩm quyền.

2. Biển hiệu, giấy chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị hư hỏng, hết hạn, thay đổi thông tin được cấp đổi, bị mất được cấp lại. Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồibiển hiệu, giấy chứng nhậncủa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Công an cấp xã tổ chức in theo mẫu, mở sổ theo dõi, quản lý và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc in, cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu, giấy chứng nhậncủa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

3. Biển hiệu được cài, kẹp ở ngực bên trái hoặc đeo trước ngực. Người được cấp biển hiệu, giấy chứng nhậnchỉ được sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ, có trách nhiệm quản lý, bảo quản và không được cho người khác mượn hoặc sử dụng; nếu bị mất hoặc hư hỏng phải báo cáo ngay Công an cấp xã trực tiếp quản lý; khi không còn là thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự hoặc cho thôi tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải nộp lại biển hiệu, giấy chứng nhậncho Công an cấp xã trực tiếp quản lý để thu hồi.

Điều 8. Trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

1. Bộ Công an trang bị công cụ hỗ trợ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởdo ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cụ thể như sau:

 

STT

 

TÊN CÔNG CỤ

ĐƠN VỊ TÍNH

TRANG BỊ CHO 01 TỔ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ

NIÊN HẠN SỬ DỤNG

 

 

1.

 

Dùi cui cao su

Chiếc

 

 

80% quân số

 

 

Theo tiêu

chuẩn của nhà

sản xuất

 

 

2.

 

Dùi cui kim loại

 

Chiếc

 

 

50% quân số

 

3.

Áo giáp chống đâm

Cái

 

 

30% quân số

 

 

4.

 

Găng tay bắt dao

 

Đôi

 

30% quân số

 

2. Hằng năm, Công an cấp xã tổng hợp nhu cầu số lượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gửi Công an cấp huyện tổng hợp, gửi Công an cấp tỉnh lập dự trù kinh phí và gửi Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định.

3. Căn cứ số lượng, loại công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định tại Thông tư này, Công an cấp xã tổ chức quản lý công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, quy định của pháp luật có liên quan vàxem xét, quyết định loại, số lượng công cụ hỗ trợ trang bị cho từng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự, loại công cụ hỗ trợ sử dụng chung của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện nhiệm vụ.

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 9 như sau:

"4. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: Dùi cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp chống đâm, găng tay bắt dao".

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

2. Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ quy định trong Thông tư này khi được kiện toàn về tổ chức mà có sự thay đổi về tên gọi thì thực hiện theo tên gọi mới của đơn vị được giao nhiệm vụ liên quan đến lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Các văn bản sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 32/2009/TT-BCA-V19 ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chương trình bồi dưỡng, huấn luyện đối với Công an xã;

b) Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;

c) Thông tư số 08/2013/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tổ chức, hoạt động của Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh, trật tự;

d) Thông tư số 14/2014/TT-BCA ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi khoản 2 Điều 17 Thông tư số 12/2010/TT-BCA ngày 08 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã.

1. Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp) để kịp thời hướng dẫn./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

EMC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây